“Chính sách đối ngoại của Iran, trong nhiều năm qua, đã đồng hành cùng với một tầm nhìn xa cũng như quan tâm đến cuộc khủng hoảng gần đây ở Myanmar”.
“Iran dành một sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề Rohingya và những đau khổ của họ cũng như luôn đưa ra các giải pháp tiên phong, tuy nhiên, Iran cũng đồng thời nỗ lực để khiến cho cuộc khủng hoảng này không trở thành một điều gì đó giữa Phật tử và những người Hồi giáo”, Mohammadi phát biểu.
Trong các cuộc gặp được tổ chức giữa các nhà tư tưởng đến từ Iran, Myanmar, Thái Lan và Sri Lanka với nhiều khách mời là các quan chức Myanmar, trong đó có Aung San Suu Kyi, lãnh đạo chính phủ Myanmar, Iran đã có những phát biểu liên quan đến quyền lợi của những người Hồi giáo, đặc biệt là người Hồi giáo Rohingya, ông Mohammadi cho biết.
“Cuộc khủng hoảng hiện nay khác với những cuộc khủng hoảng diễn ra trong quá khứ vì quân đội Myanmar đã sử dụng vũ lực để xây dựng một nhóm cực đoan và sử dụng nhóm này để hành động một cách hung bạo chống lại tất cả mọi người, trong đó có những người Hồi giáo, và điều này đem lại cho quân đội một lời biện hộ tốt đẹp để duy trì quyền lực cũng như thách thức Aung San Suu Kyi”, ông Mohammadi phát biểu.
“Nhóm cực đoan thứ hai được hỗ trợ bởi Wahabis và Saudi Arabia, lãnh đạo của nhóm này sinh ra ở Saudi Arabia, cũng đã từng được huấn luyện quân sự tại Pakistan”, ông nói tiếp.
“Cuộc khủng hoảng và bạo lực chống lại những người Hồi giáo Rohingya bắt rễ từ sự nghèo đói và những xung đột lịch sử cũng như các chính sách thiếu dân chủ, những điều kiện kinh tế, chính trị hết sức khác biệt ở Myanmar”, người đại diện ngoại giao của Iran phân tích.
“Sự tiếp diễn những mâu thuẫn giữa các Phật tử và người Hồi giáo càng làm tăng tính chất cực đoan ở cả hai phía, lát đường cho sự hiện diện của các tổ chức cực đoan nước ngoài như Deash (ISIS) và Al-Qaeda trong khu vực”, ông Mohammadi chia sẻ.
Hình ảnh thêm về Iran: Tìm Kiếm Hòa Hợp Giữa Phật Tử Và Tín Đồ Hồi Giáo Ở Myanmar