Bản đồ phân bố các nhóm tôn giáo lớn nhất trên thế giới đến năm 2010 (màu sắc càng đậm biểu thị sự phổ biến càng cao)
(Từ trên xuống dưới: Phật giáo, Ki-tô giáo, Tôn giáo dân gian, Hindu giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo, Không theo tôn giáo)
Tuy vậy, tôn giáo của thế giới gồm những loại nào và cách mà các tôn giáo này phân phối là như thế nào? Bản đồ trên (hình 1), được phát triển bởi The Independent and Statistia, miêu tả những loại tôn giáo nào chiếm ưu thế nhất ở các khu vực khác nhau của thế giới.
Sự biến động của những người theo tôn giáo chủ yếu phụ thuộc vào tỉ lệ giảm sinh và độ tuổi tương đối trẻ của nhiều tín đồ.
Ki-tô giáo, loại hình tôn giáo chiếm đa phần toàn bộ tây bán cầu hiện nay, được xem là tôn giáo phổ biến nhất thế giới. Đến năm 2050, nếu xu hướng hiện nay vẫn tiếp diễn, thì cứ 10 người ở tiểu vùng Sahara Châu Phi sẽ có 4 người Ki-tô giáo.
Tuy nhiên, Ki-tô giáo dự kiến sẽ bị sụt giảm ở Mỹ. Hiện nay, 3/4 dân số Mỹ theo loại hình tôn giáo này nhưng đến năm 2050 chỉ còn 2/3 người Mỹ theo đạo Ki-tô.
Do Thái giáo, tôn giáo lớn thứ hai ở Mỹ hiện nay, cũng sẽ bị suy giảm ở quốc gia này, nhưng dân số Do Thái đến năm 2050 trên toàn cầu dự kiến có thể tăng lên.
Hồi giáo, tôn giáo phổ biến thứ hai trên thế giới, hiện có nhiều ảnh hưởng nhất ở khu vực Trung Đông – với hai nhánh sùng tín nhất trong Hồi giáo là Mecca và Medina – và khu vực Bắc Phi.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Pew, số lượng những người Hồi giáo sẽ gần như tương đương với số lượng tín hữu Ki-tô trên thế giới vào năm 2050. Ở Châu Âu, Hồi giáo dự kiến sẽ là tôn giáo của 10% dân số. Trong khi đó, ở Mỹ, những người Hồi giáo sẽ nhiều hơn các tín đồ Do Thái giáo.
Ở Ấn Độ, Ấn Độ giáo hiển nhiên là tôn giáo lớn nhất và tôn giáo này dự kiến vẫn duy trì được ưu thế đến năm 2050. Tuy nhiên, Ấn Độ cũng sẽ có những tộc người thiểu số Hồi giáo lớn nhất trên thế giới vào năm 2050.
Quốc gia đông dân nhất thế giới, Trung Quốc, được xem là “không tôn giáo” trên bản đồ tôn giáo này. Dưới thời chính quyền Mao Trạch Đông, tôn giáo không được phát triển và họ dường như chấp nhận một trạng thái vô thần ở nước này. Tuy nhiên, Trung Quốc đã dần nới lỏng những hạn định về tôn giáo và hiện nay nước này có hàng loạt các tôn giáo tín ngưỡng khác nhau dù chỉ có năm trong số đó được chính phủ công nhận: Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Tin lành và Công giáo.
Dù vậy, tư duy tâm linh ở Trung Quốc đã hình thành trước rất nhiều loại hình tôn giáo và những giáo lý của Khổng giáo, Đạo giáo và Phật giáo vẫn còn ảnh hưởng đến tận ngày nay.
Kitô giáo: 2.100.000.000 - xu hướng giảm về tỷ lệ phần trăm trên toàn cầu
Hồi giáo: 1.500.000.000 - có xu hướng tăng về tỷ lệ phần trăm trên toàn cầu
Không tín ngưỡng tôn giáo: 1.100.000.000 - xu hướng giảm về tỷ lệ phần trăm trên toàn cầu
Hindu: 900.000.000 - ổn định về tỷ lệ phần trăm trên toàn cầu
Tôn giáo dân gian Trung Quốc: 400.000.000
Tôn giáo Nguyên thủy: 400.000.000
Phật giáo: 375.000.000 - ổn định về tỷ lệ phần trăm trên toàn cầu
Sikh: 24.000.000
Do Thái: 14.500.000
Baha'i: 7.400.000
Kỳ Na giáo: 4.300.000
Shintoists: 4.000.000
Đạo giáo: 2.700.000
Danh sách thống kê tôn giáo này với con số biểu trưng theo thống kê chưa chính xác với các quốc gia theo chủ nghĩa vô thần trên thế giới.
Hình ảnh thêm về Phân Loại Và Phân Bố Của Các Nhóm Tôn Giáo Lớn Trên Thế Giới