After the Ecstasy, the Laundry
(Tạm dịch: “Sau nhập định là giặt áo quần”)
Tác giả: Jack Kornfield (Bantam, 2000)
Theo Jack Kornfield, giác ngộ không những tồn tại mà còn tồn tại khá phổ biến. Nhưng khó là ở chỗ sau khi đã đạt đến giác ngộ thì những nhiệm vụ và rắc rối từ ngày này sang ngày khác vẫn đang chờ đón bạn. Cuốn sách này là một hướng dẫn dịch chuyển nhận thức tâm linh vào cuộc sống không hoàn hảo của chúng ta.
A Beginner’s Guide to Meditation
(Tạm dịch: “Hướng dẫn Thiền định cho người mới bắt đầu”)
Tác giả: Rod Meade Sperry và nhóm biên tập Lion’s Roar (Shambhala, 2014)
Cuốn sách là lời khuyên và nguồn cảm hứng từ những đại sư Phật giáo nổi tiếng nhất như Pema Chödrön, Thích Nhất Hạnh, Đạt Lai Lạt Ma, Norman Fischer, Judy Lief và nhiều người khác.
Being Peace
(Tạm dịch: “Thanh thản”)
Tác giả: Thích Nhất Hạnh (Parallax, 1987)
Cuốn sách nhấn mạnh cả sự nhận thức cá nhân và việc tham gia thực hành từ bi trong trần thế. Sử dụng những câu chuyện từ cuộc sống của chính mình cũng như nhiều bài thơ và truyện ngụ ngôn, Thích Nhất Hạnh truyền dạy những thực hành chủ đạo của ông đối với tồn tại trong thời khắc hiện tại.
Cutting Through Spiritual Materialism
(Tạm dịch: “Tắt qua chủ nghĩa vật chất tâm linh”)
Tác giả: Chögyam Trungpa (Shambhala, 1973)
Dựa trên những quan điểm cơ bản nhất của trường phái Kim Cang thừa, cuốn sách định nghĩa những nguyên tắc cơ bản không chỉ của Phật giáo mà còn của việc thực hành tâm linh. Luôn hiện đại và phù hợp, cuốn sách là một sự ảnh hưởng sâu sắc đối với việc Phật giáo được hiểu như thế nào hiện nay.
Happiness Is an Inside Job
(Tạm dịch: “Hạnh phúc là một công việc nội tại”)
Tác giả: Sylvia Boorstein (Ballantine, 2007)
Với sự nồng ấm đặc trưng của bản thân, Sylvia Boorstein dạy cách thực hành chánh niệm, sự tập trung và những nỗ lực đúng đắn dẫn lối chúng ta khỏi giận dữ, phiền muộn, rối loạn để đi vào bình tĩnh, sáng tỏ và hân hoan.
Mindfulness in Plain English
(Tạm dịch: “Chánh niệm bằng Anh ngữ giản dị”)
Tác giả: Bhante Gunaratana (Wisdom, 1992)
Là một cuốn sách tuyệt vời dành cho bất cứ ai quan tâm đến chánh niệm, Phật tử hoặc tất cả mọi người. Cuốn sách thuộc truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy này giải thích chánh niệm là như thế nào và làm sao để thực hành chánh niệm, làm sao để đương đầu với phiền nhiễu và những trở ngại khác.
Real Happiness
(Tạm dịch: “Hạnh phúc chân chính”)
Tác giả: Sharon Salzberg (Workman, 2010)
Hầu như không sử dụng một thuật ngữ Phật giáo đặc biệt nào, cuốn sách nhỏ hữu dụng này, dù vậy, lại đề cập đến mọi điều đáng lưu tâm khi nó bàn đến cách để thiền định căn bản và những thực hành có liên quan có khả năng giúp chúng ta dưỡng tâm từ bi hơn, nối kết hơn và thỏa nguyện hơn trong cuộc sống hằng ngày của mình.
What Makes You Not a Buddhist
(Tạm dịch: “Điều gì khiến bạn không phải là một Phật tử”)
Tác giả: Dzongsar Jamyang Khyentse (Shambhala, 2008)
Một phác họa rõ ràng những nguyên lý chủ đạo tạo nên Phật giáo cùng với những gì vô dụng, thuần văn hóa hay không phải là Phật giáo. Một cuốn sách hay đáng đọc dù bạn có đang lựa chọn có trở thành một tín đồ Phật môn hay không, hay chỉ đơn giản là muốn tìm hiểu Phật giáo thực sự là gì.
When Things Fall Apart
(Tạm dịch: “Khi vạn vật tan rã”)
Tác giả: Pema Chödrön (Shambhala, 1997)
Nếu bạn đang phải đối mặt với một quãng thời gian đầy thử thách trong cuộc sống, đây chính là cuốn sách mà bạn cần. Nó sẽ cho bạn biết cách để thúc đẩy lòng từ bi đối với bản thân rồi dưỡng nuôi thái độ từ bi không sợ hãi đối với chính nỗi đau của riêng mình và của những người xung quanh.
Zen Mind, Beginner’s Mind
(Tạm dịch: “Tư duy Thiền, Tư duy của người mới nhập môn”)
Tác giả: Shunryu Suzuki (Weatherhill, 1973; Fortieth anniversary edition, 2013, Shambhala)
Dù bao hàm những kiến thức căn bản về Thiền nhưng kiệt tác của Suzuki Roshi hầu như không chỉ dành cho những Thiền sinh thâm niên mà còn dành cho cả những người mới bắt đầu. Cuốn sách khéo léo giới thiệu những khái niệm Phật giáo quan trọng như vô chấp, hư không và giác ngộ.
Hình ảnh thêm về 10 Cuốn Sách Phật Giáo Nên Đọc