Trừng phạt trẻ là một nghệ thuật giáo dục gia đình, trừng phạt có đạt được hiệu quả như bố mẹ mong muốn hay không thì bố mẹ nên chú ý 9 nguyên tắc sau đây.
1. Hình thức phạt phải phù hợp
Mục đích tự nhiên về việc phạt trẻ là làm cho trẻ chuyển hướng thành tính cách tốt, vì vậy phạt phải phù hợp với các hành vi của trẻ.
Phạt quá nặng dễ làm cho tâm trạng trẻ phản kháng, quá nhẹ lại không đủ cảnh cáo cho trẻ, vì vậy phạt trẻ cần dựa trên nguyên tắc đạt được mục đích, tức là không nhẹ nhàng nói qua loa rồi bỏ qua hoặc không thể lạm dụng việc phạt, lỗi nhỏ lại phạt nặng.
Khi phạt cần giải thích rõ trẻ đã mắc lỗi ở điểm nào, đồng thời nói cho trẻ cách để sửa sai. Đừng đánh đố trẻ theo kiểu “để con tự mình suy nghĩ”…
Theo chuyên gia: Thực tế trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, chỉ cần bố mẹ dùng ngôn ngữ và hành động biểu hiện không hài lòng với trẻ, trẻ đã đủ cảm thấy là một sự trừng phạt của bố mẹ đối với việc trẻ làm sai, từ đó tự mình sửa lỗi.
Tâm lý giáo dục hiện đại cho rằng, trừng phạt bao gồm các chỉ trích trực tiếp và gián tiếp để hạn chế hành động và tầm mắt của trẻ, tịch thu đồ vật trẻ thích thậm chí giảm bớt một số món ăn yêu thích của trẻ hoặc cho trẻ mặc một bộ quần áo cũ… đều là phương pháp thông minh để trừng phạt trẻ.
2. Đừng “đánh đố”, hãy chỉ rõ cách sửa chữa lỗi lầm cho trẻ
Trừng phạt trẻ không thể “bỏ lỡ giữa chừng”, cần yêu cầu trẻ bị phạt đưa ra phản ứng sửa đổi mới có thể ngăn chặn được.
Thái độ của bố mẹ cần rõ ràng, chính xác, nói rõ cho trẻ nên làm thế nào, đạt được yêu cầu hoặc tiêu chuẩn gì, nếu không sẽ có hậu quả như thế nào. Nếu trẻ vứt đồ đạc lung tung, không có thói quen thu dọn, khi bố mẹ trừng phạt nên để cho trẻ tự mình thu dọn đồ chơi, làm cho trẻ hiểu rõ cần phải làm gì nếu không sẽ bị phạt.
Bố mẹ không nên dùng những lời giáo huấn “hàm hồ”, thậm chí để cho trẻ “tự mình suy nghĩ”. Nếu bố mẹ không chỉ “đường ra” cho trẻ, trẻ sửa lỗi sẽ không có mục tiêu, hiệu quả trừng phạt sẽ kém.
Theo chuyên gia: Trừng phạt để làm cho trẻ sửa đổi lỗi sai, đây là luật hiệu quả của tâm lý học giáo dục. Luật hiệu quả cho rằng, trẻ “vui vẻ là hưởng thụ, đau khổ là từ chối”. Muốn làm cho trẻ tiếp tục hoặc từ bỏ một hành vi nào đó, phụ huynh có thể dùng giải thưởng hoặc trừng phạt để đạt được hiệu quả.
3. Không được phạt rồi lại thưởng
Bố mẹ giáo dục trẻ cần phối hợp với nhau, thái độ đồng nhất, thưởng phạt phân minh.
Khi cần thưởng cần trịnh trọng tuyên bố giải thưởng, lý do, thành quả làm cho trẻ lĩnh hội được niềm vui được thưởng. Khi cần phạt cũng cần thái độ sáng suốt, biện pháp dưt khoát, làm cho trẻ biết mình sai ở chỗ nào. Chỉ có như vậy mới nuôi dưỡng cho trẻ phân biệt sai đúng chính xác, biết sai phải sửa đổi. Nếu sau khi trừng phạt trẻ, bố hoặc mẹ cho rằng trẻ tủi thân bèn dùng quà tặng hoặc món ăn trẻ thích để an ủi trẻ, như vậy sẽ làm cho việc phạt mất tác dụng.
Ý kiến chuyên gia: Trừng phạt không phải là “linh đơn” chữa bách bệnh mà còn là vấn đề của phương pháp sử dụng. Sử dụng đúng có thể lấy phạt thay giáo huấn, nếu sử dụng không thích hợp lại làm cho thói quen hư của trẻ tăng lên gấp bội.
Ví dụ một số trẻ khi trơ lý trước việc bị phạt không dứt khoát sẽ càng làm những việc sai trái để trả đũa. Các hành động trừng phạt lặp đi lặp lại có thể làm cho trẻ sinh ra sợ bố mẹ hoặc ngược lại, làm cho trẻ phá vỡ kỷ luật và phục tùng không quan tâm đến trừng phạt, đây đều là những cách không nên làm.
4. Kịp thời phạt, không để lần sau
Lý luận giáo dục hiện đại cho rằng, hiệu quả của phạt đến từ phản xạ điều kiện, phản xạ điều khiển khi ở trong thời gian không gian có điều kiện kích thích và vô điều kiện kích thích càng ngắn thì hiệu quả càng tốt.
Vì vậy, khi bố mẹ phát hiện hành vi của trẻ sai và ở trong hoàn cảnh cho phép thì nên lập tức phạt. Nếu tình hình lúc đó (ví dụ đang ở công viên, nơi công cộng) không cho phép lập tức đưa ra phản ứng, khi về nhà nên lập tức xử lý, cố gắng làm cho trẻ trở về có ý thức như trước đây. Bố mẹ và trẻ cùng nhớ lại và tổng kết hành vi của trẻ lúc đó, giúp trẻ ý thức được hành động sai trái của mình lúc đó và chỉ rõ yêu cầu trẻ sửa đổi.
5. Không nên trút giận lên đầu trẻ
80-90% sự việc xảy ra không như ý mình mong muốn, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta toàn gặp nhiều vấn đề không làm mình hài lòng. Khi bố mẹ tâm trạng không tốt rất khó để khống chế tình cảm của mình, có thể dễ trút giận lên đầu trẻ, gây hậu quả lớn.
Thứ nhất, trẻ không chấp nhận phạt, bố mẹ vấn đề nhỏ xé ra lớn làm cho trẻ cảm thấy trẻ đang phải chịu đựng bất công. Thứ hai, nếu lúc này bố mẹ không thể tự mình kiềm chế mà phát khùng lên, thì sẽ kích thích trẻ về lâu dài sẽ phản kháng với bố mẹ.
Chuyên gia khuyến nghị bố mẹ không nên uống say về đổ bực bội lên đầu trẻ, hoặc khi tâm trạng tức giận mà trừng phạt trẻ. Cần tránh sự kích thích thất thường, ảnh hưởng đến uy tín và hình tượng của bố mẹ trong mắt trẻ.
6. Tối kỵ mỉa mai, kể khổ
Bố mẹ không nên cho rằng “con do mình sinh ra thì có thể dùng ngôn từ cay nghiệt trách mắng chúng”. Thực tế chứng minh, khi bố mẹ dùng ngôn từ cay nghiệt, mỉa mai, kể khổ để trách mắng trẻ thường sẽ vượt quá phạm vi chịu đựng của trẻ, có thể làm thương tổn lòng tự tôn của trẻ.
Vì vậy, những người làm bố làm mẹ nên ghi nhớ rằng mục đích của việc phạt trẻ là giúp trẻ sửa đổi lỗi sai, quyết không vì “được nói sướng miệng” mà kích thích lòng tự tôn, một góc nhạy cảm nhất trong tâm hồn trẻ.
7. Phạt xong cần lý giải cho trẻ
Giáo dục trẻ nên lấy lý lẽ thu phục, trừng phạt chỉ là cách thức chứ không phải mục đích. Phạt trẻ xong, bố mẹ phải kịp thời giảng giải lý lẽ cho trẻ nếu không trẻ sẽ vẫn tiếp tục phạm lỗi như thế. Vì vậy, bố mẹ phải giảng giải, phân tích cho trẻ để trẻ hiểu rõ tại sao bị phạt, biết nguyên nhân phạm lỗi, đồng thời nói rõ nếu trẻ tiếp tục vi phạm sẽ có hậu quả như thế nào.
Trừng phạt chỉ là biện pháp nhất thời, hiệu quả chỉ trong thời gian ngắn, không nên kéo dài. Phạt trẻ sửa đổi lỗi sai không thể đảm bảo lần sau trẻ không tiếp tục phạm lỗi, mà quan trọng là làm cho trẻ hiểu nguyên nhân bị phạt của mình. Giảng giải lý lẽ là bước quan trọng không thể thiếu sau khi trừng phạt trẻ.
8. Tránh nói quá nhiều, tào lao
Một số phụ huynh giáo huấn trẻ thích nói dài nói dai và không ngừng hỏi trẻ “con nghe rõ lời của bố/mẹ chưa? Trẻ sợ uy nghiêm của bố mẹ, để tránh nỗi khổ đau đớn của cơ thể, chỉ có thể lựa chọn “con nghe rồi”, thực ra có thể trẻ không lọt tai cái gì cả, thậm chí nghe tai này lọt tai kia, cơ bản là không nghe.
Bố mẹ tào lao quá nhiều làm cho trẻ phân biệt không rõ điều chính điều phụ, không biết nghe câu nào mới tốt. Vì vậy, khi bố mẹ dạy dỗ trẻ cần thay đổi bệnh nói quá nhiều, sau đó quan sát phản ứng của trẻ mới đưa ra cách ứng phó thích hợp.
9. Không mang lỗi của các lần trước ra chì chiết
Đứng ở góc độ của trẻ bị phạt, ghét nhất là bố mẹ cứ lôi việc phạm lỗi các lần trước ra nói lại. Rất nhiều phụ huynh lại không hiểu đạo lý này, giáo dục trẻ toàn “kéo đông lôi tây” ra nói các lỗi sai cũ, thậm chí quên cả chủ để của việc giáo huấn lần này.
Bản thân trẻ lại cảm thấy mình làm cái gì cũng không đúng, thành tích đạt được lần trước, những điểm yếu đã sửa đổi bố mẹ lại không nhìn thấy, trẻ cảm thấy bản thân mình bẩm sinh đã là người sinh ra để chịu phạt của bố mẹ, vì vậy trẻ sẽ mất đi lòng tin sửa đổi sai lầm, tức là thích làm gì làm đó, ném đồ đánh đập bạn… hậu quả giáo dục như thế này chỉ cần nghĩ đến là rõ. Vì vậy bố mẹ dạy dỗ trẻ phải việc nào ra việc đó, không được lôi ra các lỗi sai cũ trước đây.
Jenny Dương (Tổng hợp)
Hình ảnh thêm về 9 nguyên tắc vàng khi phạt con của bố mẹ thông minh