Xem giải cứu con tin ở Hà Nội
Bác hàng xóm của tôi khi xem tivi chiếu cảnh đám đông xúm đen, xúm đỏ coi vụ công an đấu súng với bọn côn đồ ở Bình Thuận đã lắc đầu: “Bà con mình thiệt lạ. Chỗ nguy hiểm chết người vậy mà cũng xúm coi là sao? Nói dại, lỡ đạn lạc thì đừng nói tại sao xui…”.
Xem... công an đấu súng với côn đồ ở Bình Thuận
Câu chuyện của chúng tôi sau đó xoay quanh “những đám đông kỳ lạ” hay là thói quen “gì cũng coi” của người Việt mình. Nói “người Việt mình” bởi đây không phải là trường hợp cá biệt. Thậm chí, có tiểu phẩm hài phản ánh đúng bản chất của vấn đề: Có cô bé bị chảy máu cam phải ngước nhìn lên trời cho máu đừng chảy; thế là một người, hai người rồi cả đám đông tò mò xúm lại nhìn lên trời và phán đủ thứ theo tưởng tượng của mình!
Kẹt cầu Bình Lợi, TP Sài gòn vì xem xác chết trôi sông
Giao thông tắt nghẽn, mất an ninh trật tự, gây trở ngại cho việc thực thi nhiệm vụ của cơ quan chức năng, đe dọa an toàn của các công trình giao thông và tính mạng của bản thân, làm mất thời giờ của xã hội… là những hệ lụy mà việc “gì cũng coi” mang đến.
Tụ tập xem... đóng phim
Có lần chúng tôi đã chứng kiến cảnh một chiến sĩ PCCC đang làm nhiệm vụ chữa cháy một chung cư ở quận 3, TP Sài gòn nói như khóc: “Bà con làm ơn tránh xa ra cho chúng tôi làm nhiệm vụ. Trong đó có nhiều bình gas, nó nổ một cái là chết hết”. Vậy mà chẳng ai nhúc nhích, đúng hơn là càng xô đẩy nhau để được tới gần hiện trường.
Xem... cháy chung cư ở quận 5, TP Sài gòn
Chỉ có thể tóm gọn lại trong một câu: “Bất kể chết” là cách nói dễ hiểu nhất để chỉ cái sự… kỳ lạ của những đám đông… kỳ lạ.
Bạn đọc có thể hình dung “toàn cảnh” cái sự kỳ lạ ấy qua ống kính của báo chí cả nước.
(Bài tổng hợp có sử dụng ảnh tư liệu của đồng nghiệp: Vnexpress, Vietnamnet, Pháp Luật, Dân Trí, Thanh Niên và nhiều báo khác).