Người tỉnh thức thì biết rõ mình sẽ về đâu và đi về bằng cái gì, đó là pháp thân. Chính vì thế chúng ta mới có chữ "pháp bảo". Còn nghiệp thì "nghiệp báo". Chính vì thế phải cố gắn nhận ra sự thật tuyệt đối tìm ẩn trong người.
Chữ Pháp là do bộ "thủy" là nước và bộ "khứ" là đi. Pháp như giòng nước trôi chảy mãi. Nếu như cứ để mặc trôi lăn theo giòng đời, mãi mãi trầm luân trong sanh tử. Còn như ai muốn trở về "nguồn", thì phải đi ngược giòng nghiệp lực, diệt bỏ tập khí. Con đường bát chánh đạo.
"Pháp" chính là thực tại hiện tiền, là sự biến hiện hiện tượng từ tâm đến thân trong giây phút hiện tại, là một sự thật tuyệt đối, có năng lượng, là thiền, là thấy biết, là quán chiếu, không phải là thức, không phải là tưởng, không phải mộng.
Tu sĩ Gotama trước khi ngồi xuống thiền định, để bình bát xuống giòng nước, và người tuyên bố là đến khi nào bình bát đi ngược giòng nước thì là lúc Ngài giác ngộ.
Một khi đã có quyết tâm đi tầm đạo, thì sẽ có một lúc nhận ra đạo tâm.
Cái tuyệt diệu của Phật pháp, khác với những tôn giáo khác, là tự giác, "cái biết tuyệt diệu trong lòng", tự tin và tự trọng. Cái mà ai ai cũng có, chính là sự bình đẳng, cái tuyệt đối của loài hữu tình, nhưng hiện ra pháp, bằng âm hay ngôn ngữ thì khác vì nghiệp lực khác nhau.
Ngày nào còn có loài người thì Phật pháp sẽ còn tồn tại, như là "ngón tay chỉ mặc trăng".
Con người còn khổ, thì Phật pháp sẽ là pháp "diệt" khổ, "đây là khổ, ta đã biết". Khôn cũng chết, dại cũng chết, chỉ có "biết" là sống. Sống trong cái biết rõ ràng tỉnh thức, an lạc đâu phải tốn tiền mua, còn sống với dục vọng tham ái thì khổ, lại tốn tiền.
Tất cả chỉ là ra đi với "nghiệp" hay "pháp". Trở về "chân không", không còn phải luân hồi sanh tử bởi "nghiệp" lực, thì tự tại, vô ngại, đâu chằng có "thể" là (đâu chẳng là ta), chẳng cần phải làm người nào cả, chẳng là gì cả, chỉ cần không tham, không sân, không si mê. Thì sẽ ngộ ra: "tánh không", thì nhận ra mình là ai.
Hình ảnh thêm về ' Pháp '