I. Thiền và Tịnh là hai pháp tu trong Phật giáo với những đặc điểm:
1) Tu tâm: Do thân và tâm gắn liền nhau, nên hành giả có thể thực hành tu tâm ở các tư thế của thân như đi, đứng, nằm, ngồi. Và việc thực hành này được thực hiện ở mọi lúc mọi nơi.
2) Cơ bản tu tâm: Do tâm loạn động và mê mờ, nên hành giả tu sao cho tâm được định tĩnh (tu định) và sáng suốt (tu tuệ).
II. Nội dung tu tâm:
1) Tu định: Tùy theo căn cơ hành giả, không bắt buộc các thực hiện sau:
- Với Thiền: Trải qua 4 tầng thiền là Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền.
- Với Tịnh: Trải qua Niệm Phật trì danh, Niệm Phật quán tượng, Niệm Phật quán tưởng.
2) Tu tuệ: Đây là phần chính yếu cho mọi hành giả tu học Phật.
- Với Thiền: Hành giả thực hành Tứ Niệm Xứ là Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm Pháp trên nền tảng pháp Duyên khởi, để thấy rõ thực tính pháp.
- Với Tịnh: Hành giả thực hành Niêm Phật thực tướng, đó là niệm A Di Đà để thấy ra Duyên khởi, hay Tự tính Di Đà là Di Đà tính = Duyên khởi tính.
→ Theo nguyên bản Sanskrit, thì A Di Đà có hai chữ mô tả, đó là: Amitābha (阿彌多婆 - Vô lượng quang 無量光) và Amitāyus (阿彌多廋 - Vô lượng thọ 無量), nên A Di Đà được xem như bao hàm cả hai, là vị Phật “Vô lượng quang - Vô lượng thọ”. Theo đó, biểu tượng triết lý A Di Đà (阿彌陀; S: Amitābha + Amitāyus) được mô tả như sau:
1. Vô lượng quang (無量光; S: Amitābha ; E: Infinite light): Ánh sáng vô lượng, hàm ý chân lý khách quan chứng ngộ của đức Phật Thích Ca là “Duyên khởi” có chân giá trị vượt mọi không gian.
2. Vô lượng thọ (無量壽; S: Amitāyus; E: Infinite life): Thọ mệnh vô lượng, hàm ý chân lý khách quan chứng ngộ của đức Phật Thích Ca là “Duyên khởi” có chân giá trị vượt mọi thời gian.
→ Tự tính Di Đà.
Tự tính (自性; P: Sabhāva; S: Svabhāva; E: Self-nature, own-being), là tính chất tự nhiên của mọi sự vật.
Tự tính Di Đà (自性彌陀; S: Svabhāva-Amitābha; E: Self-nature Amitabha): Là tính chất Vô lượng quang và Vô lượng thọ luôn tự hiện hữu một cách tự nhiên nơi mọi pháp (= vạn sự vạn vật).
Nói rõ hơn, Tự tính Di Đà chính là tính chất Duyên khởi luôn hiện hữu một cách tự nhiên nơi mọi pháp (theo tiếng Tàu thì “Di Đà tính = Duyên khởi tính”).
Như vậy, nội dung tu tuệ của Thiền và Tịnh là không khác.
-----------------------
Chú thích:
1. Niệm Phật Tam-muội = Niệm Phật định: Gồm Niệm Phật trì danh, Niệm Phật quán tượng, Niệm Phật quán tưởng.
Tam-muội = Tam-ma-địa (三摩地; S: Samādhi; Nhập định) là khái niệm của Ấn giáo, chỉ đỉnh điểm của quá trình thiền định. Nơi đây, sự hiện bày đối tượng mà hành giả đang quán chiếu. Đối tượng này là Thần linh của Ấn giáo.
Chánh định (正定; P: Sammā-samādhi; S: Samyak-samādhi; E: Right concentration) còn được gọi là Sát-na định (刹那定; P: Khaṇika-samādhi; S: Kṣaṇika-samādhi; E: Momentary concentration) hay Vô lậu định 無漏定 trong Phật giáo, phát sinh từ tu tuệ.
2. Niệm Phật Ba-la-mật = Niệm Phật tuệ = Niệm Phật thật tướng
Huy Thái
Hình ảnh thêm về Thiền và Tịnh